• Giới Thiệu
  • Bài Viết
    • Blog
    • Chia sẻ
    • Miền Đất Việt
  • Dịch Vụ
    • Đặt Tour Du Lịch
    • Đặt Phòng Khách Sạn
  • Liên Hệ
facebook twitter instagram pinterest youtube

Miền Đất Việt

Chùa Bích Động

Chùa được xây dựng theo kiểu chữ 'tam' trong Hán tự, gồm ba tòa không liên nhau, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt, ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc.
Cổng vào chùa Bích Động.
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng"- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc, năm 1774 chúa Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động.
Nét cổ kính chùa Bích Động
Chùa Bích Động là một kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình, những ngôi chùa khác tiêu biểu như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Cánh Diều, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Hang,... Động Xanh (Bích Động) là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.

Nguồn gốc hình thành vào tên gọi
Chùa Bích Động vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, có hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối.
Chuông đồng treo trong Động tối
Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ nên cũng như những ngôi chùa khác được xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao, hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thuỷ triều, nhìn bán diện như hình một chiếc thuyền rồng ngoạn mục trôi trên nước hoặc như hai cánh chim đang dang rộng bay lên.
Chùa Hạ và Chùa Trung
Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là Bích sơn bát cảnh, ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ.

Chùa Hạ

Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao dưới chân núi. Trong chùa thờ phật, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa hạ đều bằng đá liền một khối, không chắp nối, cao hơn 4m, làm được những cột đá như thế là một kỳ công.
Chùa Hạ - Chùa Bích Động

Tại chùa Hạ, một bức Đại tự bằng chữ Hán ở chính giữa có ghi "Thanh thản cổ mộ; để nói lên cái tâm chính của chùa là thanh bạch từ xưa đến nay. Trên cùng là tòa tam thế. Ba bức tượng đại diện cho ba đời chư Phật. Kế đến là bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, ngồi chính giữa là đức Phật Di Đà, bên phải là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Vị ngồi hàng thứ ba là Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Hàng thứ tư là tượng Thích Ca sơ sinh. Tám vị tướng mặc võ phục đứng bên phải là Bát Đại Kim Cương, đứng bên trái là đại diện cho tứ trực công tào - khuyến làm việc thiện, trừng trị cái ác, coi xét việc nhân quả ở cõi người. Cuối cùng là ba vị ngồi bên trái là Chí Kiên, Chí Thể và Chí Tâm - ba vị đại sư đã có công thành lập và xây dựng nên chùa Bích Động. Hai tượng bên ngoài là Nam Tào - Bắc Đẩu, coi xét sổ sanh tử. Tấm bia lớn bằng đá bên phải là tên những người đóng góp xây dựng chùa Bích Động.

Chùa Trung


Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Ngay phía trước là hai chữ Bích Động tạc vào vách núi. Đây là một chùa rất độc đáo, ít nơi có được, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên, chùa có 3 gian thờ phật. Lễ Phật xong ở Thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến Động tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, thiên nhiên đã miệt mài bao đời chau chuốt tỉ mỉ vô cùng tinh tế sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên những ông tiên, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, voi chầu, hổ phục...
Chùa Trung - Chùa Bích Động


Chùa này đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, đến 1740, đời vua Lê Hiển Tông, chùa này được mở mang, xây dựng thêm và được đặt tên là: Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng là: Già Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ - nghĩa là tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi. Về mặt bài trí ở chùa Trung, Phật Thích Ca Mâu Ni có cửu long phù giá. Hai tượng ngồi phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là tượng thờ A-nan-đà tôn giả, còn được gọi là Đức Thánh hiền v.v... ở chùa Trung còn có đường lên Động Tối. Ngay trước cửa động, một chiếc chuông đồng cổ kính với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo. Nhìn ra phía ngoài là cầu Giải Oan. Hầu hết khách qua đây thường "thỉnh" lên ba tiếng chuông ngân nga như để "giải oan" cho tâm hồn mình ở nơi cửa Phật được thanh thản.

Trong động có ba pho tượng đá sừng sững uy nghi. Chính giữa là đức Phật Di đà, bên phải là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Bồ Tát, tượng Lão Thọ bằng đá được thờ trong một am nhỏ.

Chùa Thượng


Lên chùa Thượng, du khách phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Âm Bồ Tát. Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Từ chùa Thượng nhìn ra xa có 5 ngọn núi đứng độc lập chầu về núi Bích Động, trông giống như 5 cánh hoa Sen, gọi là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, núi Gia Định, núi Con Lợn, núi Đầu Cầu và núi Hang Dựa.
Chùa Thượng - Chùa Bích Động


Bích động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy. Chùa Thượng có hai miếu hai bên: bên phải thờ Thổ Địa, bên trái thờ Đức Sơn Thần. Cạnh chùa có một bể nước gọi là "bể nước Cam Lộ" của Quan Âm Bồ Tát. Phía trước là cánh đồng Ngũ Môn. Đứng trên chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của chùa Bích Động, không những đẹp về phong cảnh duyên dáng hữu tình, về nghệ thuật văn hóa- kiến trúc, mà nơi đây còn mang ý nghĩa là một di tích lịch sử của tỉnh Ninh Bình.

Động tối


Từ chùa Trung lên cao khoảng 6 m là đến Động Tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, dài, hơi chếch về phía đông. Nếu động chứa chùa Trung là tầng một của ngôi nhà cao 6 mét thì Động Tối là tầng 2 cao đến 8 mét. Đường lên Động Tối gần thẳng đứng, đi dưới cầu giải oan, vì cửa động có hình như cầu vồng. Bên trên cửa động có treo chiếc chuông đồng lớn được hai vị sư Trí Kiên và Trí Thể đúc vào năm 1707. Động Tối là một không gian dài, rộng có điện thắp sáng. Tất cả như một thế giới cổ tích bị hoá đá của tạo hoá. Ra gần cửa Động Tối trước mặt du khách là tượng Đức Phật Di Đà, tượng Văn Thù Bồ Tát. Bên trái là Quan Âm Bồ Tát. Ra đến gần cửa động, bên tay trái du khách là một hang nhỏ, trên cao thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.
Động tối - Chùa Bích Động


Dưới nền hang nhỏ này có nhũ đá giống như hình con rùa và đặc biệt có hai khối đá kỳ lạ, gõ vào kêu như tiếng mõ, một hòn nghe tiếng trầm, một hòn nghe tiếng thanh. Động Tối cũng là chùa thờ Phật. Đó là ngôi chùa thiên tạo.

Xuyên thủy động


Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động, xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng.

Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.
Share
Tweet
Pin
Share
No comments
Chào mừng bạn đến với Tam Cốc - Bích Động
Tam Cốc - Bích Động, được biết với cái tên "Nam thiên đệ nhị động", là một khu du lịch trọng điểm Việt Nam. Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

1. THÔNG TIN VỀ TAM CỐC BÍCH ĐỘNG

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động hiện có diện tích tự nhiên là 350,3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, chủ yếu khu vực nằm trên xã Ninh Hải (Hoa Lư). Cũng giống như Tràng An, để đi tham quan Tam Cốc, du khách phải đi bằng thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng thơ mộng, nước trong vắt tới đấy để chiêm ngưỡng lần lượt 3 hang. Khung cảnh Tam Cốc nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa của đá và nước. Các ngọn núi với ở đây mang những hình thù đa dạng, nối tiếp nhau, ngọn này đến ngọn khác.

2. DI CHUYỂN ĐẾN TAM CỐC BÍCH ĐỘNG

Với những bạn xuất phát từ Hà Nội nên phương tiện di chuyển thuận lợi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô riêng.
Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt tuyến Limousine tuyến Hà Nội – Ninh Bình. Giá vé 150K/ chiều vào tận Tam Cốc và 130K/ chiều về tận khách sạn ở Tp. Ninh Bình. SDT tổng đài đặt lấy vé 0972073293. Thuê xe máy ở Ninh Bình bạn gọi cho Kiên 0914984458 ( 150K/ xe/ ngày).
tam coc bich dong

3. THỜI ĐIỂM DU LỊCH TAM CỐC BÍCH ĐỘNG

Thời tiết ở Tam Cốc, Bích Động mỗi mùa một vẻ đẹp riêng. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng toàn bộ những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, thì sau Tết độ tháng 2, tháng 3... thời gian thích hợp. Còn bạn muốn chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp Tam cốc mùa lúa chín vàng vóng sẽ vào đầu tháng 6.
tam coc bich dong
tam coc bich dong

3. CÁC TUYẾN THAM QUAN TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động gồm nhiều tuyến tham quan du thuyền, đi xe đạp và đi bộ nối khoảng gần 20 điểm du lịch. Các tuyến chính của khu du lịch:
  • Các tuyến du thuyền gồm: Tuyến bến Văn Lâm - sông Ngô Đồng - Tam Cốc; Tuyến Xuyên thủy động (xuyên dưới Bích Động); Tuyến Thạch Bích - thung Nắng; Tuyến thung Nham - vườn chim, Tuyến hang Bụt - động Thiên Hà...
tam coc bich dong
  • Các điểm du lịch đi bộ, xe đạp và leo núi: Núi và chùa Bích Động; động Tiên; hang Múa; khu nhà cổ Cố Viên Lầu; đền Thái Vi - động Thiên Hương...
tam coc bich dong

4. TAM CỐC

Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
  • Hang Cả: dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng.
  • Hang Hai: cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ
  • Hang Ba: gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia.
tam coc bich dong
tam coc bich dong
Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm. Thuyền đưa du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ, cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng).
tam coc bich dong

5. BÍCH ĐỘNG

Bích Động – Xuyên Thủy Động: nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh". Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừng núi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động). Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.
tam coc bich dong
Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng.
tam coc bich dong
Ngoài ra còn có chùa Bích Động, là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.
tam coc bich dong
tam coc bich dong
Nếu như muốn tận mắt chiêm ngưỡng sắc vàng của đồng lúa chín thì khoảng thời gian cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 là lúc bạn nên ghé thăm nơi đây. Khi đó, hình ảnh ruộng lúa màu xanh xen lẫn ruộng lúa chín vàng sẽ tạo nên một bức tranh với những mảng màu tuyệt đẹp. Sau tết là quãng thời gian bạn có thể được chiêm ngưỡng những cánh đồng xanh mơn mởn đang vươn mình chào đón gió xuân.

6. GIÁ VÉ THAM QUAN TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG

  • Giá vé Tam Cốc - Bích Động là 120.000 VND/người
  • Trẻ em 60.000 VND. 
  • Đò tham quan Tam Cốc là 150.000 VND/thuyền.
Share
Tweet
Pin
Share
No comments
Chào mừng bạn đến với Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính Ninh Bình đang là điểm check in của nhiều du khách, qua ánh mắt thường du khách sẽ choáng ngợp trước sự đồ sộ công trình Phật giáo này, mang đậm bản sắc truyền thống, ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

1. GIỚI THIỆU CHÙA BÁI ĐÍNH NINH BÌNH

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á...
Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.
chua bai dinh

2. CHÙA BÁI ĐÍNH TỌA LẠC Ở ĐÂU?

Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Khuôn viên chùa Bái Đính có diện tích rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới.
chua bai dinh

3. NÊN ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH VÀO THỜI ĐIỂM NÀO TRONG NĂM?

Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chùa Bái Đính có thời tiết vô cùng mát mẻ và trong lành, rất nhiều lễ hội được tổ chức trong thời điểm này. Vì thế, bạn có thể đi lễ chùa Bái Đính để thưởng ngoạn không khí Tết. Ngoài ra bạn cũng sẽ có cơ hội tham dự các nghi lễ diễn ra tại chùa: lễ tế thần Cao Sơn, nghi thức dâng hương Đức Phật, tưởng nhớ thánh Nguyễn Minh Không, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn,... Phần hội sẽ có thưởng thức chèo, các trò chơi dân gian, xẩm,...
chua bai dinh

4. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Ở CHÙA BÁI ĐÍNH

4.1 HANG SÁNG - ĐỘNG TỐI

Hang sáng, động tối: Khi bạn đến cổng tam quan, nhìn bên cạnh dốc sẽ thấy một ngã ba dẫn đến hang sáng, động tối. Hang sáng là nơi thờ Phật và các vị Thần, độ sâu hang khoảng 25m, rộng khoảng 15m và cao khoảng 2m, cuối hang bạn sẽ nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn. Động tối có hệ thống đèn huyền ảo, có bậc thang trang trí hình ảnh rồng uốn lượn, chính giữa có giếng nước giúp làm mát. Trong động tối có tượng thờ Mẫu, các vị tiên được tọa sâu trong ngách đá.

4.2 ĐỀN THÁNH NGUYỄN

Đền Thánh Nguyễn: Từ ngã ba hướng về cổng tam quan, đi vào sẽ đến đền Thánh Nguyễn. Đền thuộc quần thể của Bái Đính, Tràng An, Ninh Bình, trong đền có đặt bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.
chua bai dinh

4.3 GIẾNG NGỌC

Giếng Ngọc: Nhìn từ trên cao có thể thấy lan can bằng đá tạo thành vòng lớn và giếng ngọc được bao phủ xung quanh bởi cây xanh. Nước trong giếng có màu xanh ngọc bích. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của n­ước là 6m, không bao giờ cạn nước.

4.4 CHUÔNG ĐỒNG

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Chuông đồng được chạm khắc với nhiều cổ tự chữ Hán và trang trí nhiều hình rồng nổi đẹp mắt. Chuông có độ cao 5,5m, đường kính 3,5m và khối lượng lên đến 36 tấn.
4.5 KHU CHÙA BÁI ĐÍNH
Khu chùa Bái Đính: Có hai khu vực chính: khu chùa Bái Đính mới và khu chùa Bái Đính cổ. Trong đó, chùa Bái Đính mới có cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế. Còn chùa Bái Đính cổ cách khu vực điện Tam Thế 800m về hướng Nam, gần đó có khu rừng yên tĩnh và cả nhà tiền đường nằm ngay chính giữa. 
chua bai dinh
chua bai dinh
chua bai dinh
chua bai dinh
chua bai dinh
chua bai dinh

chua bai dinh5. CHÙA BÁI ĐÍNH VỚI NHỮNG KỶ LỤC

  • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ
  • Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
  • Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
  • Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
  • Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
  • Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
chua bai dinh

6. GIÁ DỊCH VỤ HIỆN TẠI Ở CHÙA BÁI ĐÍNH

  • Xe điện: 30.000/người/lượt
  • Vé thăm quan Bảo tháp: 50.000/người
  • Giá vé hướng dẫn viên: 300.000/tour
  • Giá vé đi đò: 150.000/lượt

Share
Tweet
Pin
Share
No comments

Chào mừng bạn đến với Tràng An
Tràng An Ninh Bình là một khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tặng một cách tự nhiên, gồm các dãy núi, uốn lượn bao quanh các dòng Suối, tạo nên một nét đẹp huyền bí, kỳ ảo.

1. GIỚI THIỆU VỀ TRÀNG AN NINH BÌNH

Quần thể Tràng An ở Ninh Bình không chỉ là danh thắng quan trọng và nổi bật bậc nhất phía bắc Việt Nam, mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan thưởng ngoạn, điều đáng nói là trong đó lượng khách du lịch nước ngoài rất đông. Có thể thấy Tràng An là viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt các thắng cảnh của Ninh Bình.
trang an ninh binh

2. DU LỊCH TRÀNG AN VÀO THỜI GIAN NÀO ĐẸP NHẤT?

  • Thời điểm thích hợp nhất khi đến Tràng An là tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Thời tiết lúc này không quá lạnh, trời trong xanh và mát, không có mưa nên rất thích hợp với du lịch ngắm cảnh ngoài trời khi đến Tràng An.
  • Với những ai thích ngắm cánh đồng lúa chín vàng trên thuyền thì thời điểm tháng 7 đến tháng 9 là thích hợp. Tháng 6, thời tiết  tuy có oi bức nhưng trời lạnh và ít mưa cũng rất thích hợp. Tháng 11 và tháng 12 thời tiết xấu, mưa nhiều vì thế bạn nên tránh du lịch Tràng An vào thời gian này.

3. CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRÀNG AN NINH BÌNH

Với nhịp sống phát triển như hiện nay, việc đi lại cũng rất dễ, bạn có thể đến Tràng An bằng nhiều phương tiện khác nhau. Dù gần hay xa, bạn có thể đi đường bộ, đi máy bay, hay đi tàu...

4. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Ở TRÀNG AN NINH BÌNH

Giá vé tham quan Tràng An là 200.000 VND với người lớn, trẻ em là 100.000đ với trẻ em dưới 1,4m. Giá vé cũng đã bao gồm cả vé đi thuyền tham quan Tràng An bằng đường thủy qua sông Sào Khê.
Một số điểm tham quan có thể đến ở Tràng An như: Đền Trình, Đền Trần, Phủ Khống, Hang Địa Linh, Hang Nấu Rượu, Hang Ba Giọt...

5. ĂN UỐNG GÌ Ở TRÀNG AN NINH BÌNH

  • Du lịch Tràng An, bạn không nên bỏ lỡ những món ngon nức tiếng tại đây. Bạn có thể tận hưởng vị giòn rụm của từng miếng cơm cháy vàng béo béo ngày ngậy không hề ngán. Hay hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, hay vị thơm đặc trưng của lá ổi bao xung quanh thành vỏ nem chua Ninh Bình.
  • Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức nhiều đặc sản tại Ninh Bình như tái dê Hoa Lư, ốc núi luộc, cua đồng rang lá lốt, cà niễng, canh chua cá rô Tổng Trường, bún mọc Tố Như, xôi trứng kiến Nho Quan, mắm tép Gia Viễn, rượu cần Nho Quan, bánh trôi, cá kho gáo....
trang an ninh binh
Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014.
Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hàng động, đồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.

trang an ninh binh
Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, vốn là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất, cũng là địa danh được đầu tư để trở thành khu du lịch tầm cỡ Quốc tế.
trang an ninh binh
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An và cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.
trang an ninh binh
trang an ninh binh
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,v.v.. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ.
trang an ninh binh
trang an ninh binh
Đặc biệt nhất là Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.
trang an ninh binh
trang an ninh binh
Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện.
Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.
trang an ninh binh
Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 4 thành: Đông - Tây - Nam - Bắc; trong đó có Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.
trang an ninh binh
Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, du khách đến Tràng An thường tham gia 2 tuyến du lịch, tuyến tham quan bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tuyến du lịch leo núi.
  • Tuyến chèo thuyền: Hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại. mất khoảng 3 đến 4 tiếng để chúng ta đi thuyền qua các hang động này.
trang an ninh binh
  • Tuyến leo núi: Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo ni.
trang an ninh binh
Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.
trang an ninh binh
trang an ninh binh
Tới Tràng An, bạn sẽ được ngồi trên con thuyền lướt nhẹ qua các dãy núi, ngắm nhìn làn nước trong vắt tới đấy, khám phá những hang động kỳ bí, được nghe người lái thuyền thuyết minh về ý nghĩa tên gọi của hang hay những truyền thuyết gắn liền với nó.
ninh binh trang an
trang an ninh binh
Nhiều người ví Tràng An là "Hạ Long trên cạn", nhưng không, Tràng An là Tràng An, nơi có làn nước trong xanh biếc, nơi những hang động muôn hình muôn vẻ, nơi cảnh đẹp gắn liền với lịch sử kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia, nơi không có những du thuyền buồm sang trọng như Hạ Long, chỉ có chiếc xuồng lá mộc mạc cùng người lái thuyền chất chất đưa bạn rong ruổi hành trình thưởng ngoạn sơn thủy.

6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH

  • Phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, bạn không nên đùa nghịch để đảm bảo an toàn.
  • Nếu bạn đi vào dịp đầu xuân thì thường có mưa nhỏ lất phất thì nên mang theo ô.
  • Nên mang theo ít tiền lẻ để đi chùa hoặc quyên góp.
  • Bạn nên mặc quần áo sao cho thoải mái cần thiết nhất, tốt nhất là đi dép mềm, sandal leo núi và dép mềm để tiện di chuyển và leo núi.
Ảnh: Internet

Share
Tweet
Pin
Share
No comments
Bài đăng mới hơn
Bài đăng cũ hơn

Đôi nét về tôi

About Me


Trần Dũng, đi du lịch viết blog thích chia sẻ; yêu thích làm Youtuber và Blogger

Theo dõi qua mạng xã hội

  • facebook
  • twitter
  • instagram
  • Google+
  • pinterest
  • youtube

Bài Viết Gần Đây

Bài Đăng phổ biến

  • Cùng khám phá địa điểm Tam Cốc - Bích Động tại Ninh Bình
    Chào mừng bạn đến với  Tam Cốc - Bích Động Tam Cốc - Bích Động, được biết với cái tên "Nam thiên đệ nhị động", là một khu du lịc...
  • Chùa Bích Động - Mệnh danh 'Nam Thiên Đệ Nhị Động' nổi tiếng nhất Ninh Bình.
    Chùa Bích Động Chùa được xây dựng theo kiểu chữ 'tam' trong Hán tự, gồm ba tòa không liên nhau, dựa vào thế núi từ thấp lên cao th...
  • Cùng khám phá địa điểm Chùa Bái Đính tại Ninh Bình
    Chào mừng bạn đến với  Chùa Bái Đính Chùa Bái Đính Ninh Bình đang là điểm check in của nhiều du khách, qua ánh mắt thường du khách sẽ choá...
  • Cùng khám phá địa điểm Tràng An tại Ninh Bình
    Chào mừng bạn đến với  Tràng An Tràng An Ninh Bình là một khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tặng một cách tự...
  • Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc từ A đến Z
    Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Ninh Bình từ A đến Z đầy đủ và chi tiết nhất: Phương tiện di chuyển, địa điểm vui chơi, ẩm thực, khách sạn ở...

KIẾM THÊM THU NHẬP TẠI ĐÂY

Facebook

Danh Sách Danh Mục

bai-viet (7) chia-se (2) mien-dat-viet (5)

Blog lưu trữ

  • ▼  2020 (4)
    • ▼  01/05 - 01/12 (4)
      • Chùa Bích Động - Mệnh danh 'Nam Thiên Đệ Nhị Động'...
      • Cùng khám phá địa điểm Tam Cốc - Bích Động tại Nin...
      • Cùng khám phá địa điểm Chùa Bái Đính tại Ninh Bình
      • Cùng khám phá địa điểm Tràng An tại Ninh Bình
  • ►  2019 (3)
    • ►  12/29 - 01/05 (3)

Đăng Ký Nhận Bài Viết Mới

Copyright © Miền Đất Việt | Design by Trần Dũng